Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo.

By Sở Du Lịch Quảng Bình

Quang Nam Province Department of Culture, Sports and Tourism

Phố cổ Hội AnSở Du Lịch Quảng Bình

Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Đô thị cổ Hội An hay còn được biết đến qua tên gọi quen thuộc Phố cổ Hội An là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo.

Người gánh hàng rong giữa phố cổ Hội AnSở Du Lịch Quảng Bình

Phần lớn những ngôi nhà và các công trình xây dựng như đình chùa ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bổ dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây với các hội quán, chùa đền miếu mang dấu tích của người Trung Hoa hay Nhật Bản nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.

Ngôi nhà với kiến trúc đặc trưng Hội AnSở Du Lịch Quảng Bình

Mỗi loại hình mang một chức năng riêng, đặc điểm riêng, sắc thái riêng.Từ hai giá trị bao gồm sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế cùng sự quản lý bảo tồn một cách hoàn hảo gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Cô gái đội nón lá bên mảng tường vàng đặc trưng Hội AnSở Du Lịch Quảng Bình

Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới ngày 4/12/1999.

Ngoại cảnh chùa Cầu by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Chùa Cầu

Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều), một trong những biểu tượng của Phố cổ Hội An với kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ thế kỷ 17. Là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc qua một con lạch nhỏ, được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân địa phương vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ sơn son và chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản. Năm 1653, phần chùa nối liền vào lan can phía bắc được dựng thêm, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Chùa Cầu là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại tại phố cổ.

Mái chùa Cầu by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Phần cầu của chùa Cầu dài khoảng 18m, trên lợp sử dụng ngói âm dương, thiết kế kiểu cầu ngói đặc trưng của kiến trúc Việt Nam.

Mái chùa Cầu, góc nhìn từ trong by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cổng chùa Cầu, hướng nhìn từ đường Nguyễn Thị Minh Khai by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Giữa cầu là lối qua lại kiểu cầu vòng chia thành bảy gian bằng gỗ, hai bên có hành lang hẹp.

Gian thờ chính của chùa Cầu by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Phần gian chính giữa là phần chùa thờ Bắc Đế Trấn Võ, vị thần bảo hộ xứ sở và mang lại niềm vui hạnh phúc.

Tượng khỉ đứng chầu trong chùa Cầu by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Ở đầu cầu phía tây đặt tượng khỉ đá, và đầu cầu phía đông là tượng chó đá. Hai con vật này được cho là những linh vật trấn giữ cây cầu.

Tượng chó đứng chầu trong chùa Cầu by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Dù có rất nhiều huyền thoại khác nhau về những bức tượng này, nhưng câu chuyện phổ biến nhất kể rằng người Nhật xây dựng cây cầu là để trấn yểm Namazu, một loài thủy quái khổng lồ trong thần thoại Nhật Bản, thường gây ra thảm họa thiên nhiên. Cây cầu tượng trưng cho một thanh kiếm ghim vào lưng con thủy quái, không cho nó làm hại người dân Hội An. Các bức tượng được đặt để tăng cường sức mạnh.

Chùa Cầu về đêm by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hình ảnh chùa Cầu có trên tờ tiền 20.000 đồng bằng polymer của Việt Nam. Chùa Cầu được chính phủ Việt Nam cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 17 tháng 2 năm 1990.

Cổng Hội quán Phúc Kiến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến, một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của Hội An, được xây dựng vào năm 1697, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái. Đây cũng là nơi hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến đến từ Trung Hoa.

Cổng tam quan trong Hội quán Phúc Kiến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.

Phần tháp trên của cổng tam quan by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cổng hội quán Phúc Kiến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hội quán Phúc Kiến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Mái hội quán by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Lối vào chính của hội quán by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.

Mái chính điện của hội quán Phúc Kiến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Bức tranh trang trí phía trái lối vào chính điện hội quán by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Tượng La Hán by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Tượng La Hán by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Chính điện của hội quán thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ.

Gian thờ Lục Tánh Vương Gia by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hương vòng treo cùng các điều ước của chủ nhân treo lên để cầu may by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.

Nhà cổ Tấn Ký, hướng cổng vào từ đường Nguyễn Thái Học by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Nhà cổ Tấn Ký

Nằm giữa khu phố cổ Hội An, nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ đầu tiên được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia của Việt Nam. Ngôi nhà này vinh dự được tiếp nhiều đoàn nguyên thủ trong và ngoài nước, cũng như là đề tài và bối cảnh cho nhiều bộ phim.

Các bức hoành phi, câu đối trong nhà Tấn Ký by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Nhà cổ Tấn Ký được xây dựng vào năm 1741, là nơi ở của 7 thế hệ họ Lê. Nhà được thiết kế theo điển hình của nhà cổ hình ống Hội An, sử dụng vật liệu chính là gỗ. Ngoài ra còn dùng đá và gạch Bát Tràng.

Nội thất phòng khách chính nhà cổ Tấn Ký by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Thiết kế ngôi nhà mùa đông rất ấm, còn mùa hè thì lại mát mẻ. Kết cấu ngôi nhà lấy bộ sườn nhà là sự liên kết các vì kèo qua kết nối của các thanh xà, kèo, kẻ hoặc con rường.

Phòng khách nhà Tấn Ký by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Mái nhà cổ Tấn Ký by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Mái của phòng khách ngôi nhà được làm bằng gỗ mít, theo lối kiến trúc “mái vì võ cua” giúp mở rộng không gian phòng khách. Nhiều họa tiết hoa văn được chạm trổ tinh xảo, mang đầy ý nghĩa nhân văn như: cuộn thơ, cây bút, hòm sách,… mà chủ nhân mong ước con cháu muôn đời có nhiều kiến thức.

Đồ vật trong nhà cổ Tấn Ký by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Bên trong nhà cổ có trưng bày nhiều cổ vật và thuyền buồm, biểu tượng thương cảng Hội An sầm uất từ 400 năm trước. Nội thất cũng trang trí bằng rất nhiều hoành phi, câu đối, tranh tứ linh, trang vẽ chạm khắc…

Cột ghi lại các mức lũ dâng trong nhà cổ Tấn Ký by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Không gian phía sau ghi lại các cột mốc lũ lụt gây ngập ngôi nhà cổ.

Tranh tứ linh by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Giường và rèm by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Bánh mì Hội An 1 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Ẩm thực Hội An

Bên những dãy phố cổ kính thơ mộng làm xao xuyến lòng người, ẩm thực Hội An cũng đặc sắc không kém với những món ăn hấp dẫn nhờ sự phối hợp tinh tế giữa các nguyên liệu, đậm đà phong cách miền trung và đặc trưng của ẩm thực Việt.

Cao lầu Hội An 1 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cao Lầu là một trong những món đặc sản của Hội An. Món mì này có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Cái tên Cao Lầu xuất phát từ nguồn gốc của món ăn, thường được phục vụ cho thương gia và các quan khách đặt món từ lầu cao của quán.

Mì Quảng 6 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cùng với Cao Lầu, mì Quảng là một món ăn phổ biến ở Quảng Nam. Sợi mì làm từ bột gạo được xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, thái thành cọng thẳng.

Cơm gà Hội An 7 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cơm gà là một món ăn ưa chuộng ở Việt Nam, được chuẩn bị và trình bày gồm cơm và gà. Cơm thường là cơm trắng hoặc chiên, sẽ được dùng chung với đùi hoặc cánh gà. Hội An được biết đến với món cơm gà nổi tiếng, có hương vị đặc sắc.

Bánh mì Hội An 5 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Bánh mì là món ăn đường phố nổi tiếng ở Việt Nam, cũng được coi là một trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Khác với bánh mì thông thường, bánh mì Hội An có nước sốt bí mật và công thức đặc biệt. Vỏ bánh giòn, kết hợp với mùi vị thịt nướng, chả, patê, phô mai, ăn kèm với dưa leo, rau, và ớt cay, tạo thành "ổ bánh mì ngon nhất thế giới".

Credits: Story

Hình ảnh: Trần Tuấn Việt

Credits: All media
The story featured may in some cases have been created by an independent third party and may not always represent the views of the institutions, listed below, who have supplied the content.
Explore more
Related theme
Wonders of Vietnam
From caves and dragons to fishing villages and floating houses
View theme
Home
Discover
Play
Nearby
Favorites