Cầu Hiền Lương, nối hai bờ yêu thương

Tìm hiểu lịch sử của cầu Hiền Lương

Hai chiếc cầu Hiền Lương, góc nhìn từ bờ Nam by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cầu Hiền Lương là trung tâm của cụm di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Cầu nằm ngay trên vĩ tuyến 17, bắc qua sông Bến Hải, đoạn chảy qua thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Trong Chiến tranh Việt Nam suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền: miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý, miền Nam do Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý.

Cầu Hiền Lương mới và Hiền Lương phục chế by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Năm 1928, chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Bến Hải ở địa phận này được xây dựng là một chiếc cầu gỗ nhỏ, trụ bằng cọc sắt, chiều ngang chỉ khoảng 2 m với tải trọng chỉ sử dụng cho người đi bộ.

Năm 1952, cầu qua sông Bến Hải được xây mới bằng bê tông cốt thép, dài 178 m chia làm 7 nhịp, có tải trọng 18 tấn. Mặt cầu rộng 4 m lát gỗ thông, hai bên có thành cầu cao 1,2m.

Năm 1967, trong chiến tranh Việt Nam, chiếc cầu này bị bom phá huỷ.

Cầu Hiền Lương phục chế by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Năm 2001, chiếc cầu sắt được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ. Chiếc cầu phục chế dài 182.97m chia làm 7 nhịp với mặt cầu chuyển sang lát gỗ lim.

Năm 2008, chiếc cầu phục chế được khánh thành, được sử dụng như là một chứng tích lịch sử của giai đoạn chia cắt hai miền Bắc - Nam Việt Nam.

Cấu Hiền Lương phục chế, góc nhìn từ bờ Nam by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cấu Hiền Lương phục chế, góc nhìn từ bờ Nam

Cột cờ giới tuyến ở bờ Bắc hiện tại by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cột cờ giới tuyến ở bờ Bắc hiện tại

Hai chiếc cầu Hiền Lương, góc nhìn từ bờ Nam 2 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cầu mang 2 màu xanh vàng, kết quả của cuộc chiến màu sơn từng diễn ra quyết liệt giữa 2 bờ nam bắc. Cứ phía bờ bắc sơn màu xanh thì bờ nam sơn lại màu vàng. Cuộc chiến này cứ kéo dài mãi đến 1960 thì giữ nguyên 2 màu xanh - vàng. Năm 2014, cầu Hiền Lương lần đầu tiên được phục dựng 2 màu xanh - vàng như từng tồn tại, nhằm nhấn mạnh khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam.

Two Hien Luong bridges, view from southern bank 3 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Hai chiếc cầu Hiền Lương, góc nhìn từ bờ Nam

Cột cờ Hiền Lương (Kỳ đài Hiền Lương) by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cột cờ Hiền Lương (Kỳ đài Hiền Lương) gồm phần đài và cột cờ. Phần đài là tổng thể khối kiến trúc được xây cao hơn so với mặt bằng của di tích. Cột cờ có tổng chiều cao 28,00m, được làm bằng 6 đoạn thép ống, liên kết với nhau. Trên thân cột cờ (từ chân đến đỉnh cột) có gắn các thanh thép, hình chữ nhật để làm thang. Khi treo cờ, người treo
còn dùng hệ thống dây cáp, ròng rọc và bộ phận tời.

Tượng đài Chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang bảo vệ giới tuyến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Tượng đài Chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang bảo vệ giới tuyến
Công trình tượng đài được thiết kế bằng chất liệu đúc bằng bê tông, cốt thép phủ nanô bề mặt, với trọng lượng 60 tấn, cao 15m, rộng 6,8m, được khánh thành ngày 19/8/2018. 

Cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất”:
Tượng đài nằm ở bờ Nam sông Bến Hải, phía Đông quốc lộ 1A, có diện tích 2.700m2, gồm hai phần: phần bệ đài, với mặt cạnh là mảng phù điêu, được ghép từ nhiều khối đá, có kích cỡ khác nhau; phần tượng đài là hình tượng bà mẹ miền Nam (cao 7,70m) và người con trai (cao 5,50m), được tạo trên chất liệu đá xanh Thanh Hóa.

Credits: Story

Hình ảnh: Trần Tuấn Việt

Credits: All media
The story featured may in some cases have been created by an independent third party and may not always represent the views of the institutions, listed below, who have supplied the content.
Explore more
Related theme
Wonders of Vietnam
From caves and dragons to fishing villages and floating houses
View theme
Home
Discover
Play
Nearby
Favorites