By Sở Du Lịch Quảng Bình
Quang Nam Province Department of Culture, Sports and Tourism
Một cửa hàng đèn lồng Hội An by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Đèn lồng là một trong biểu tượng của Hội An, Quảng Nam, Việt Nam. Được những người Trung Hoa và Nhật Bản đến Hội An buôn bán và định cư đưa vào cuối thế kỷ XVI. Chiếc đèn lồng được sử dụng phổ biến khắp các ngôi nhà, cửa hàng, hội quán của người Hoa, người Nhật và người Việt. Đến nay nghề làm đèn lồng truyền thống Hội An đã có hơn 400 năm tuổi.
Nghề làm lồng đèn truyền thống ở Hội An
‘Ở Hội An hiện nay có hơn 32 cơ sở làm và bán đèn lòng. Đèn lồng Hội An được xuất khẩu ra nhiều nước châu Á, châu Âu, Châu Mỹ. Đèn lồng truyền thống là một trong những sản phẩm độc đáo của Hội An – di sản văn hóa thế giới.
Đục lỗ nan gỗ by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Quy trình làm đèn lồng được chia làm 2 công đoạn chính: làm khung tre và bọc vải.
Nối nan gỗ by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Tre trước tiên phải được ngâm kĩ 10 ngày bằng nước muối để tránh mối mọt, sau đó phơi khô, được chẻ ra và vót thành từng nan mỏng tùy theo kích cỡ của từng loại đèn.
Làm khung giữa lồng đèn Hội An by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Gắn đầu gỗ by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Nan được gắn vào 2 vòng gỗ ở 2 đầu sau đó được kết nối bằng các sợi dây dù. Cuối cùng người thợ sẽ dùng tay chỉnh sửa để có một khung đèn cân xứng.
Các khung đèn đã hoàn thiện by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Vải làm đèn lồng by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Vải được bọc đèn thường là vải xoa hoặc vải lụa tơ tằm nhiều màu sắc, có độ dai để khi căng ra không bị rách.
Gắn vải lên lồng đèn 2 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Trước tiên vải được cắt ra làm nhiều mảnh tùy theo kích thước của đèn sau đó được bôi keo rồi dán lên khung đèn.
Gắn vải lên lồng đèn by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Công đoạn căng vải đòi hỏi người thợ phải cực kỳ khéo léo để căng thẳng góc ở những đoạn cong.
Dán đai vải by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Dán vải xong, người thợ sẽ dùng kéo để cắt tỉa sau đó dùng chuôi gắn vào khung đèn.
Làm râu trang trí đèn by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Chuôi đèn được làm bằng sợi tơ nhân tạo gắn với một viên bi gỗ.
Một cửa hàng đèn lồng Hội An by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Phải mất 4 ngày từ khi vót nan cho đến khi xong 2 chiếc đèn lồng cộng với 3 công đoạn vẽ, trang trí.
Đèn hoa đăng
Vào mùng 15 Âm lịch hàng tháng, lễ hội Đêm rằm sẽ được tổ chức tại phố cổ tại Hội An. Các tuyến đường ven sông Hoài thuộc khu phố cổ sẽ cấm xe cộ lưu thông, yên tĩnh không tiếng động cơ và ánh đèn điện nhường chỗ cho đèn lồng được thắp sáng từ 18 giờ.
Người già bán đèn lồng ở Hội An by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Người dân địa phương thắp hương trên bàn thờ tổ tiên cầu mong may mắn, còn khách du lịch có thể thả hoa đăng cầu an, hòa mình trong không gian lung linh huyền ảo trên sông Hoài, thưởng thức các hoạt động nghệ thuật truyền thống tại các địa điểm thu hút đông đảo du khách.
Trẻ em bán đèn lồng bên sông Hoài, Hội An by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Đến Hội An vào dịp Lễ hội Trăng rằm này, du khách sẽ đắm chìm trong không gian nhiều thế kỷ trước. Hoa đăng (đèn hoa) gồm một chiếc đèn nến nhỏ nằm trong khung giấy hình bông hoa, được thắp sáng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam. Mỗi chiếc hoa đăng được thả xuống dòng sông sẽ gửi gắm một lời cầu nguyện của mỗi người.
Thả hoa đăng trên sông Hoài by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình
Trên sông Hoài chảy qua Hội An, vào lúc đêm xuống có hàng nghìn chiếc hoa đăng được thả sáng lung linh cả một khúc sông dài và trở thành biểu tượng của đô thị cổ nhỏ bé.